Thời sự
Cập nhật lúc 10:25 11/05/2025 (GMT+7)
Danh sách 16 xã mới được sử dụng trụ sở UBND huyện sau sắp xếp ở Hà Nội

Hà Nội - Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều trụ sở UBND huyện dự kiến trở thành trụ sở UBND xã.

Danh sách 16 xã mới được sử dụng trụ sở UBND huyện sau sắp xếp ở Hà Nội
Nhiều trụ sở UBND huyện ở Hà Nội dự kiến trở thành trụ sở UBND xã sau sắp xếp. Ảnh: Tùng Giang

TP Hà Nội giảm từ 526 xã, phường xuống còn 126 xã, phường sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.

Hiện tại, 125 phường, xã mới đã có phương án trụ sở. Trong đó, nhiều xã dự kiến được bố trí nơi làm việc tại các trụ sở cũ của các huyện.

Xã Phú Xuyên được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Nam Tiến, Hồng Thái, Quang Hà, thị trấn Phú Minh, thị trấn Phú Xuyên, Nam Phong (thuộc huyện Phú Xuyên); Văn Tự, Minh Cường (thuộc huyện Thường Tín); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của xã: Tô Hiệu, Vạn Nhất (thuộc huyện Thường Tín).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phú Xuyên hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Phú Xuyên.

Xã Thanh Oai được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thanh Mai, thị trấn Kim Bài, Kim An, Đỗ Động, Phương Trung (thuộc huyện Thanh Oai); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của xã Kim Thư (thuộc huyện Thanh Oai).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Thanh Oai hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Thanh Oai.

Xã Vân Đình được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Cao Sơn Tiến, thị trấn Vân Đình, Phương Tú, Tảo Dương Văn (thuộc huyện Ứng Hòa).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Ứng Hòa hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Vân Đình.

Xã Mỹ Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Phù Lưu Tế, An Phú, Hợp Thanh, thị trấn Đại Nghĩa, Đại Hưng (thuộc huyện Mỹ Đức).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Mỹ Đức. Sử dụng trụ sở HĐND - UBND huyện Mỹ Đức hiện nay làm trụ sở của HĐND - UBND xã Mỹ Đức.

Xã Quảng Oai được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Tiên Phong, Đông Quang, Cam Thượng (thuộc huyện Ba Vì); phần lớn diện tích và dân số của thị trấn Tây Đằng và các xã: Thụy An, Chu Minh (thuộc huyện Ba Vì).

Dự kiến sử dụng trụ sở HĐND - UBND huyện Ba Vì hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xã Quảng Oai.

Xã Phúc Thọ được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Phúc Thọ và các xã: Long Thượng, Tích Lộc, Trạch Mỹ Lộc, Phúc Hòa, Phụng Thượng.

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy - HĐND – UBND huyện Phúc Thọ hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Phúc Thọ.

Xã Thạch Thất được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Cẩm Yên, Đại Đồng, Lại Thượng, Phú Kim, thị trấn Liên Quan, Kim Quan (thuộc huyện Thạch Thất).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy Huyện Thạch Thất hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy xã Thạch Thất. Sử dụng trụ sở HĐND - UBND Huyện Thạch Thất hiện nay làm trụ sở của HĐND, UBND xã Thạch Thất. Sử dụng trụ sở UBMTTQ và các tổ chức chính trị xã hội Huyện Thạch Thất hiện nay làm trụ sở của UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Thạch Thất.

Xã Quốc Oai được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thạch Thán, xã Sài Sơn (thuộc huyện Quốc Oai); phần lớn diện tích và dân số của các xã: Phượng Sơn, thị trấn Quốc Oai (thuộc huyện Quốc Oai); một phần diện tích và dân số của xã Ngọc Mỹ (thuộc huyện Quốc Oai).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Quốc Oai hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Quốc Oai.

Xã Hoài Đức được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Di Trạch, Đức Giang, Đức Thượng (thuộc huyện Hoài Đức); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Trạm Trôi và xã Kim Chung (thuộc huyện Hoài Đức); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Tây Tựu (thuộc quận Bắc Từ Liêm) và xã Tân Lập (thuộc huyện Đan Phượng).

Dự kiến sử dụng trụ sở ở Huyện ủy, HĐND-UBND huyện Hoài Đức hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Hoài Đức.

Xã Đan Phượng được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Mỗ, Đan Phượng, thị trấn Phùng, Song Phượng, Đồng Tháp (thuộc huyện Đan Phượng).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đan Phượng hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Đan Phượng.

Xã Gia Lâm được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Dương Xá (thuộc huyện Gia Lâm); phần lớn diện tích tự nhiên, dân số các xã: thị trấn Trâu Quỳ, Cổ Bi, Kiêu Kỵ (thuộc huyện Gia Lâm); một phần diện tích tự nhiên, dân số phường Thạch Bàn (thuộc quận Long Biên); các xã: Đặng Xá, Phú Sơn, Đa Tốn, Bát Tràng (thuộc huyện Gia Lâm).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Gia Lâm.

Xã Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sóc Sơn và các xã: Phù Linh, Tân Minh, Tiên Dược, Đông Xuân, Phù Lỗ (thuộc huyện Sóc Sơn); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mai Đình (thuộc huyện Sóc Sơn); một phần diện tích tự nhiên của xã Quang Tiến, Phú Minh (thuộc huyện Sóc Sơn).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy, HĐND - UBND huyện Sóc Sơn hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Sóc Sơn.

Xã Thường Tín được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Nhị Khê, Văn Bình, Văn Phú, Tiền Phong, Hiền Giang, Hòa Bình và thị trấn Thường Tín (thuộc huyện Thường Tín); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của xã Khánh Hà (thuộc huyện Thường Tín).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy huyện Thường Tín hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Thường Tín.

Xã Quang Minh được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Chi Đông, thị trấn Quang Minh (thuộc huyện Mê Linh); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của xã Kim Hoa, Thanh Lâm, Đại Thịnh (thuộc huyện Mê Linh); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mê Linh, Tiền Phong (thuộc huyện Mê Linh).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Mê Linh hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Quang Minh.

Xã Thanh Trì được thành lập trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Tứ Hiệp, Yên Mỹ, Ngũ Hiệp (thuộc huyện Thanh Trì); một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã: thị trấn Văn Điển, Duyên Hà, Vĩnh Quỳnh, Vạn Phúc (thuộc huyện Thanh Trì); phường Yên Sở (thuộc quận Hoàng Mai).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy Thanh Trì hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Thanh Trì. Sử dụng trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND huyện Thanh Trì hiện nay làm trụ sở của HĐND - UBND xã Thanh Trì.

Xã Đông Anh được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã: Cổ Loa, Đông Hội, Mai Lâm (thuộc huyện Đông Anh); phần lớn diện tích, dân số các xã: Uy Nỗ, Việt Hùng, Dục Tú, Xuân Canh, Thị trấn Đông Anh; một phần diện tích tự nhiên các xã: Vĩnh Ngọc, Tiên Dương, Liên Hà, Tàm Xá (thuộc huyện Đông Anh).

Dự kiến sử dụng trụ sở Huyện ủy và HĐND, UBND của huyện Đông Anh hiện nay làm trụ sở của Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã Đông Anh.

https://laodong.vn/thoi-su/danh-sach-16-xa-moi-duoc-su-dung-tru-so-ubnd-huyen-sau-sap-xep-o-ha-noi-1504893.ldo

KHÁNH AN (BÁO LAO ĐỘNG)

In
Về đầu
Lượt truy cập: