Trang chủChuyên đềTuyên truyền giáo dục - thi đua khen thưởngHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Cập nhật lúc 05:17 05/08/2020 (GMT+7)
CÔNG ĐOÀN LẮNG NGHE VÀ HIỆN THỰC HÓA MONG MUỐN CỦA ĐOÀN VIÊN

“Trong hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết nỗ lực và dũng cảm đương đầu với thử thách”. Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn lắng nghe tiếng nói từ cơ sở, hơi thở của cuộc sống CNLĐ để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng đến thực hiện Di chúc của Bác kính yêu: “Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội phải không ngừng chăm lo nâng cao đời sống nhân dân”, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.

 

Lễ cưới tập thể. Ảnh: Công đoàn Huế

Qua 4 năm triển khai, việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi vào cuộc sống với những việc làm thiết thực, ghi dấu ấn của tổ chức Công đoàn. Đó là những chương trình  “Điều ước đoàn viên”, Lễ cưới tập thể; Chương trình “ Địa chỉ Xanh”,  Chương trình“ Công đoàn Thừa Thiên Huế với Phúc lợi bổ sung cho đoàn viên Công đoàn”; Gian hàng “Không đồng”, chương trình Khám và tư vấn sức khỏe miễn phí;  Chương trình “Chung tay phòng chống Covid-19”…vv Mỗi chương trình, một sắc màu nhưng tựu trung lại đều hướng đến chăm lo tốt hơn cho đời sống của đoàn viên và người lao động, với mong muốn  đem lại “sự khác biệt” giữa đoàn viên Công đoàn và người chưa tham gia tổ chức Công đoàn. Dấu ấn, thành công của các chương trình mang màu sắc Công đoàn Thừa Thiên Huế đã được Tổng LĐLĐ VN ghi nhận, và đặc biệt đã tạo được dấu ấn trong lòng đoàn viên CĐ trên địa bàn tỉnh. “Công đoàn ơi !” đã trở thành tiếng gọi thân quen của đông đảo đoàn viên Công đoàn và người lao động ở Thừa Thiên Huế. Trên trang fb Công đoàn Huế, fan page Công đoàn Thừa Thiên Huế, hàng ngày chúng tôi nghe được tiếng gọi yêu thương đó, có khi là lời chúc một ngày làm việc vui vẻ, có lúc là một câu hỏi về chế độ chính sách hoặc những tâm tư về những vấn đề xã hội, những kỹ năng sống hàng ngày. “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim”, tiếng gọi “Công đoàn ơi!” lắng sâu vừa yêu thương, vừa gửi gắm tâm tình, gửi gắm niềm tin là kết quả của việc  lắng nghe và chia sẻ của chúng tôi về cuộc sống của người lao động. Tiếng gọi đó trao cho chúng tôi trách nhiệm với đoàn viên, đó sẽ là một động lực để cán bộ Công đoàn chúng tôi đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm với nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới, thúc giục chúng tôi “làm theo” tấm gương của Bác để tổ chức Công đoàn “trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” 

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Khoa Hoài Hương thăm, động viên gia đình CNLĐ khó khăn

Để tạo được niềm tin cho đoàn viên và người lao động, cán bộ Công đoàn Thừa Thiên Huế đã phải “ lắng nghe cuộc sống gọi từng ngày”, cảm nhận và sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên Công đoàn và người lao động ở cơ sở. Chúng tôi lắng nghe những niềm vui trong thành công lao động giỏi, lao động sáng tạo và sự rèn luyện nỗ lực của đoàn viên CĐ để động viên, khen thưởng vào dịp sơ kết “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hàng năm; Lắng nghe những tâm tư khi quyền lợi của họ chưa được bảo đảm để bảo vệ  đoàn viên và người lao động bằng pháp luật; lắng nghe những nguyện vọng của đoàn viên về cuộc sống với bao bộn bề khó khăn để cảm thông, để động viên và  sẻ chia…

Lắng nghe tiếng nói từ cơ sở, cán bộ Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực sự chấm dứt hành chính hóa hoạt động Công đoàn. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh giao việc, phân công từng địa bàn cho các cán bộ, gắn với việc đánh giá kết quả công tác hằng năm. Bên cạnh đó, chúng tôi áp dụng công nghệ thông tin, thay đổi phương thức chỉ đạo hoạt động Công đoàn các cấp qua các nhóm được lập trên zalo, face book nhằm hạn chế văn bản giấy, bảo đảm nội dung chỉ đạo sâu sát cơ sở; sử dụng mạng xã hội Zalo, face book, lập các nhóm : CB CĐ chuyên trách, Chủ tịch CĐCS ngoài nhà nước; nhóm CB CĐCS trực thuộc; face book Công đoàn Huế; fan page Công đoàn Thừa Thiên Huế và đội ngũ công tác viên dư luận xã hội Công đoàn. Với nhiều hình thức phong phú, do vậy, thông tin từ cơ sở, từ đoàn viên và CNLĐ đến với Công đoàn tỉnh kịp thời, chính xác.

 Từ “ Lắng nghe” đến hiện thực hóa mong muốn của đoàn viên là một quãng đường dài và khá cam go, bởi trong điều kiện kinh phí của tổ chức CĐ hạn hẹp, cán bộ chuyên trách CĐ ít. Vậy là, chúng tôi lại “ kiếm tìm hạnh phúc” cho đoàn viên bằng cách vận động doanh nghiệp( trong các chương trình phúc lợi), nhà hảo tâm, thực hiện xã hội hóa hoạt động Công đoàn.  Trong hành trình đó, có lúc cán bộ chúng tôi cũng chạnh lòng, có khi cũng tủi thân, nhưng vượt lên tất cả vì lời Bác dặn:“ Điều gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng cố gắng làm”.

 Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết nỗ lực và dũng cảm đương đầu với thử thách”. Đến nay, 18 “ Điều ước đoàn viên” đã được thực hiện qua kênh TRT đài phát thanh truyền hình tỉnh hàng tháng trong muôn vàn điều ước của Đv mà CĐ TTH đã thực hiện. CĐ tỉnh muốn thông qua chương trình này gửi thông điệp đến tất cả xã hội cách nhìn mới của CĐ trong chăm lo giải quyết quyền lợi chính đáng hợp pháp của Đv và NLĐ trong giai đoạn mới( từ chăm lo quan hệ lao động, XD các TƯLĐ, đến các hoàn cảnh khó khăn luôn muốn vươn lên vượt khó);  xoá đi suy nghĩ rằng: CĐ chỉ biết thăm hỏi hiếu hỉ…. 33 cặp đôi CNLĐ khó khăn được CĐ xe duyên; mỗi năm gần 3.500 đoàn viên được khám sức khỏe miễn phí;  Thừa Thiên Huế cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai thực hiện chương trình “Phúc lợi đoàn viên”, đến nay có 8.923 đoàn viên công đoàn và người lao động được thụ hưởng ưu đãi từ các đối tác tham gia Chương trình phúc lợi tương ứng với số tiền đoàn viên được hưởng lợi là 5,150 tỉ đồng, hàng chục ngàn CNLĐ được hưởng lợi từ “ Gian hàng O đồng”… và rất nhiều Địa chỉ Xanh đang được triển khai thực hiện.

ĐUDV là một trong những “ sản phẩm” của cuộc thi cán bộ CĐ giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng là mong ước của các cb CĐ TTH trong đổi mới phương pháp hoạt động CĐ.

Công đoàn lắng nghe để hiện thực hóa mong ước của đoàn viên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhất. Điều quan trọng, thông qua sự hỗ trợ của Công đoàn, các mong muốn hợp pháp, chính đáng của đoàn viên được hỗ trợ, được động viên, chia sẻ, giúp sức để bản thân mỗi đoàn viên tự khắc phục khó khăn, từng bước vươn lên trong cuộc sống để những đoàn viên CĐ có hoàn cảnh không may luôn cảm thấy có Công đoàn đồng hành trong cuộc sống.

Niềm tin của CNLĐ vào tổ chức CĐ được chúng tôi nhen nhóm, giữ gìn từ việc lắng nghe và giúp sức hiện thực hóa như thế. Đó là bài học chúng tôi “ làm theo” Bác kính yêu, đồng thời góp phần thực hiện tốt các khâu đột phá mà Đại hội XII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2018- 2023 đề ra, đó là đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động; chăm lo lợi ích đoàn viên, đại diện, bảo vệ người lao động, nhằm tạo ra sức hút đối với người lao động, người lao động được chăm lo lợi ích, tạo  “chất kết dính” để họ tự nguyện tham gia và gắn bó với tổ chức công đoàn.

• Nguyễn Khoa Hoài Hương Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế

In
Về đầu
Lượt truy cập: