Cơ quan TLĐ
Cập nhật lúc 05:00 10/02/2023 (GMT+7)
BAN QUAN HỆ LAO ĐỘNG

1. Chức năng

Là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn trong công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; chăm lo lợi ích và thực hiện phúc lợi đoàn viên; công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

2. Nhiệm vụ

a) Công tác xây dựng quan hệ lao động

- Tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thương lượng tập thể, đối thoại tại nơi làm việc; tập trung vào tiền lương, thưởng, chế độ nghỉ ngơi, điều kiện làm việc. Tham mưu, theo dõi đánh giá chất lượng các thỏa ước lao động tập thể.

- Tham mưu, đề xuất việc tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong các loại hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, tập trung vào công tác đối thoại, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động.

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp công đoàn tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc, đình công, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Tham mưu, đề xuất, tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật trong tổ chức công đoàn; đại diện, hỗ trợ pháp lý các tổ chức, cá nhân khởi kiện, tham gia tố tụng các vụ án lao động và các nội dung khác liên quan đến quan hệ lao động. Xây dựng, tổ chức đào tạo, quản lý và phân cấp quản lý, sử dụng đội ngũ luật sư, tư vấn viên của tổ chức Công đoàn.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực quan hệ lao động; theo dõi, xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác xây dựng quan hệ lao động và hoạt động công đoàn.

b) Công tác chăm lo lợi ích và phúc lợi đoàn viên

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật về chăm lo lợi ích và các chế độ phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.

- Tham mưu, đề xuất, tổ chức các hoạt động tìm kiếm, lựa chọn các đối tác hợp tác để cung cấp dịch vụ, bán hàng giảm giá; tài trợ, hỗ trợ cho CNVCLĐ và cán bộ công đoàn.

- Tham mưu, tổ chức triển khai các hoạt động chăm lo cho người lao động và các chương trình phúc lợi đoàn viên, giúp đoàn viên, người lao động nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo quyền lợi chính trị. Tập trung triển khai các dịch vụ ưu đãi về tín dụng, nhà ở, trường học, nơi khám chữa bệnh, tư vấn kỹ năng sống, sức khỏe, chăm sóc, nuôi dạy con, phát triển nghề nghiệp…

- Tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu, hiệu quả quỹ quốc gia về việc làm, quỹ trợ vốn cho CNVCLĐ nghèo tự tạo việc làm, các quỹ xã hội, các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện của tổ chức công đoàn; hỗ trợ đoàn viên xóa đói, giảm nghèo, vượt khó.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm lo lợi ích cho người lao động và chương trình phúc lợi đoàn viên; theo dõi, cập nhật, tổng hợp thông tin, số liệu, dữ liệu phục vụ nhiệm vụ chăm lo lợi ích và phúc lợi đoàn viên.

c) Công tác an toàn vệ sinh lao động

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước.

- Tham mưu, hướng dẫn, tổ chức công tác tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong hệ thống công đoàn; xây dựng và triển khai mô hình an toàn lao động nơi làm việc; đầu mối phối hợp và điều phối Mạng thông tin quốc gia về ATVSLĐ; tổ chức, hướng dẫn các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”; Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Tháng Hành động về môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tham mưu, đề xuất và triển khai các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; phòng chống dịch bệnh, chăm lo và bảo vệ sức khỏe người lao động; phân loại, bổ sung danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và tham gia với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Theo dõi, thống kê, phân tích tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đề xuất các biện pháp phòng ngừa. Phối hợp tham mưu công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ an toàn lao động trong hệ thống công đoàn.

d) Các nhiệm vụ khác

- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác quan hệ lao động cho các LĐLĐ tỉnh thành phố, công đoàn ngành TW, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quan hệ lao động; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo kế hoạch hằng năm đã được phê duyệt.

 

- Phối hợp chặt chẽ với Ban Chính sách – Pháp luật trong công tác tham mưu xây dựng, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; vấn đề liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát và tiến hành phản biện xã hội; đề xuất mức lương tối thiểu tại Hội đồng tiền lương Quốc gia.

- Phối hợp với Ban Đối ngoại và các ban liên quan trong triển khai các dự án do các đối tác trong và ngoài nước tài trợ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực Đoàn Chủ tịch phân công.

3. Cán bộ lãnh đạo quản lý

Ban Quan hệ lao động có trưởng ban và 03 phó trưởng ban.

 

Trưởng Ban: Trần Thị Thanh Hà

ĐT CQ: 39428744

DĐ: 0903299477

Phó Trưởng Ban: Hồ Thị Kim Ngân

ĐT CQ: 39425487

DĐ: 0904489048

Phó Trưởng Ban: Nguyễn Vinh Quang

 

 

 

In
Về đầu
Lượt truy cập: