Tóm tắt đề tài “Thực trạng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu công nghiệp hiện nay"
Đa số công nhân là những người xuất thân trong gia đ́ình chủ yếu từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. Trong lối sống của họ c̣òn mang đậm dấu ấn của văn hóa làng xã, đứng trước sự phát triển của yếu tố văn hóa mới nơi đô thị, một bộ phận công nhân có lối sống không lành mạnh, nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, sẽ để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.
(Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Lan Hương, Ban Tuyên Giáo, Tổng LĐLĐVN)
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa số công nhân là những người xuất thân trong gia đ́nh chủ yếu từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. Trong lối sống của họ c̣n mang đậm dấu ấn của văn hóa làng xă, đứng trước sự phát triển của yếu tố văn hóa mới nơi đô thị, một bộ phận công nhân có lối sống không lành mạnh, nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, sẽ để lại hậu quả nặng nề cho xă hội.
Do đó, t́m hiểu thực trạng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người công nhân, phân tích và dự báo xu hướng phát triển để từ đó có những hướng giải pháp khả thi, xây dựng, bù đắp và định hướng sự phát triển đời sống tinh thần của công nhân theo hướng tích cực, lành mạnh nhằm góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam khỏe về thể chất và mạnh về tinh thần.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rơ một số vấn đề lư luận về văn hóa, nhu cầu, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu của công nhân khu công nghiệp hiện nay.
- Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới.
4. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hoá và bổ sung, phát triển lư luận về văn hóa, nhu cầu, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp.
- Khái quát thực trạng, phát hiện những vấn đề đặt ra đối với nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu công nghiệp hiện nay.
- Đề xuất giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới.
5. Một số giải pháp
Thứ nhất về cơ chế chính sách
- Đưa nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng và chính quyền của tỉnh, thành phố tích cực hiện thực hóa tại các doanh nghiệp.
- Tăng mức đầu tư cho công tác xây dựng đời sống văn hoá công nhân lao động ở các khu công nghiệp từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có khu công nghiệp) xây dựng mô h́nh thí điểm và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân đến năm 2020.
- Xây dựng Chương tŕnh phối hợp hoạt động giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất trong những giai đoạn tiếp theo.
Thứ hai về bộ máy tổ chức cán bộ công đoàn
- Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn làm công tác xây dựng đời sống văn hóa công nhân.
- Giám đốc các thiết chế văn hóa của công đoàn có năng lực tư duy, năng động sáng tạo, có tài tổ chức chuyên sâu vào các loại h́nh hoạt động văn hoá - thể thao cho công nhân lao động.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần tập trung nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết đối với cán bộ công đoàn như: văn hoá văn nghệ, thông tin truyên truyền, thể thao quần chúng, tổ chức và hoạt động câu lạc bộ, tổ chức sự kiện, phát hiện và bồi dưỡng hạt nhân cơ sở, vận động, thu hút quần chúng tham gia…
Thứ ba về cơ sở vật chất
- Từng bước phát triển hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần công nhân khu công nghiệp.
- Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở lâu dài cho công nhân lao động thuộc diện thu nhập thấp; giao đất không thu tiền hoặc cho thuê đất đă hoàn thành giải phóng mặt bằng; miễn tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở, chung cư cao tầng cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân lao động; doanh nghiệp có trách nhiệm đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động.
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất đă hoàn thành việc giải phóng mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng các công tŕnh văn hoá thể thao - xă hội, trong đó có lĩnh vực văn hoá, thể thao phục vụ công nhân lao động; các thiết chế văn hoá, thể thao công cộng trên địa bàn quản lư.
- Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên cho các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân KCN, đưa hoạt động văn hoá, thể thao về các khu công nghiệp.
- Doanh nghiệp KCN phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân ở cấp xă, phường, thị trấn, nơi có đông công nhân lao động cư trú, xây dựng và duy tŕ các hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao.
Thứ 4 về tổ chức các hoạt động văn hóa
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể, các loại h́nh doanh nghiệp, công nhân lao động và các tầng lớp nhân dân về ư nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, tiêu chí xây dựng đời sống văn hoá công nhân lao động ở các khu công nghiệp
- Phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của công nhân lao động: Tổ chức hoạt động và hướng dẫn cơ sở tổ chức hoạt động “Câu lạc bộ công nhân”, “Đội văn nghệ công nhân”; phát động phong trào “Công nhân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Xây dựng, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng; phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; định kỳ tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng; thi đấu các môn thể thao trong công nhân.
- Triển khai hiệu quả, chất lượng danh hiệu “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” theo các tiêu chuẩn như nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Sản xuất, kinh doanh ổn định và từng bước phát triển; Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp; Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Xây dựng tác phong lao động công nghiệp của công nhân theo hướng có lập trường, tư tưởng vững vàng; có ư chí vượt khó, vươn lên, lập thân, lập nghiệp; Nếp sống lành mạnh, tích cực tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, không mắc các tệ nạn xă hội; Chấp hành nghiêm pháp luật, nội quy, quy định của doanh nghiệp và địa phương nơi cư trú; Tích cực học tập, nâng cao tŕnh độ văn hóa, chính trị, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; Có tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật, năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đ́nh văn hoá trong công nhân lao động. Dựa trên tiêu chuẩn gia đ́nh văn hóa công nhân của phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư" để cụ thể hóa tiêu chí cụ thể của gia đ́nh công nhân văn hóa. Đưa danh hiệu gia đ́nh công nhân văn hóa vào tiêu chí b́nh xét thi đua ở đơn vị. Tổ chức biểu dương và khen thưởng phong trào vào các dịp tổng kết cuối năm của doanh nghiệp.
Thứ 5 về mô h́nh hoạt động điểm
- Mô h́nh Cung Văn hóa, Nhà Văn hóa Lao động công đoàn có nhiệm vụ tuyên truyền, phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xă hội trong nước và quốc tế do Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức Công đoàn yêu cầu; Tổ chức các đội, nhóm, các câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin tuyên truyền, vui chơi giải trí, các h́nh thức bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, tài năng cùng các sở thích lành mạnh của công nhân, viên chức, lao động, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa; bồi dưỡng hạt nhân cho phong trào cơ sở.
- Mô h́nh trung tâm Văn hóa, Thể thao công nhân trong các KCN, KCX nhằm rút ngắn và xóa dần những khoảng trống văn hóa của NLĐ, các địa phương tập trung nhiều KCN lớn đă chú trọng nhiều hơn đến đời sống tinh thần cho công nhân. Các doanh nghiệp từng bước xây dựng cơ sở sinh hoạt văn hóa, CLB công nhân, nhà văn hóa công nhân ở các khu lưu trú trong KCN.
- Mô h́nh điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại khu nhà trọ công nhân c̣n được gắn với hoạt động Tổ tự quản công nhân khu nhà trọ. Tổ tự quản công nhân khu nhà trọ h́nh thành sớm nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện được triển khai nhân rộng trong toàn quốc.
6. Kiến nghị
* Đối với Đảng, Nhà nước
Đảng và Nhà nước tiếp tục chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc của người lao động, như bảo đảm việc làm, chế độ tiền lương tương xứng với công sức của người lao động, có chính sách về trường học, nhất là nhà trẻ, mẫu giáo; xây dựng các thiết chế văn hóa ở các khu công nghiệp để công nhân có nơi vui chơi, giải trí, nơi gửi con đồng thời tiếp tục sửa đổi, bổ sung kịp thời sát với thực tiễn những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các Đề án về xây dựng giai cấp công nhân theo Kết luận số 23- KL/TW ngày 08/4/2008 của Bộ Chính trị; Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo quyết định số Quyết định Số: 1780/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ngày 12 tháng 10 năm 2011; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư và Quyết định 1129/QĐ- TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lănh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài ḥa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách, nhất là pháp luật, chính sách về lao động, các chính sách về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động và cả người sử dụng lao động.
Nhà nước cần thể chế hóa các quy định, xác định trách nhiệm quy định đối với các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho NLĐ tại các KCN, KCX. Dành quỹ đất tương xứng để xây dựng những thiết chế văn hóa cơ bản cho công nhân khi phê duyệt các dự án KCN, KCX. Bổ sung quy định của pháp luật về việc phê duyệt thành lập, mở rộng các Khu công nghiệp phải có quy hoạch giành đất để xây dựng nhà ở và các công tŕnh văn hóa - xă hội phục vụ công nhân.
* Đối với Chính quyền sở tại và người sử dụng lao động
Sở Lao động, Thương binh và xă hội, Bảo hiểm xă hội, Liên đoàn lao động và các cơ quan liên quan thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm và đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, nhất là ở khu vực doanh nghiệp có vi phạm, khu vực doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động.
Các doanh nghiệp cùng với việc giải quyết tốt vấn đề về tiền lương, tiền thưởng cho người lao động, cần chú trọng xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động.
Các đơn vị nên có bản tin nội bộ nội dung đơn giản, thiết thực, phát hành rộng răi đến tay công nhân (có thể 1- 2 tháng một kỳ); có bảng tin và loa truyền thanh, tổ chức chương tŕnh hát theo yêu cầu.
* Đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác
Công đoàn cơ sở cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp tổ chức và quan tâm hơn các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giao lưu, coi đây là trách nhiệm chính và là nội dung quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn các cấp về tổ chức hoạt động xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân, tổ chức tham quan, học tập mô h́nh điển h́nh, giới thiệu các kinh nghiệm tốt, cách làm hay để các địa phương học tập, rút kinh nghiệm.
Thường xuyên đưa các loại h́nh văn hoá quần chúng, văn hoá b́nh dân biểu diễn để phục vụ công nhân khu công nghiệp, kết hợp với biểu diễn văn nghệ của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp để công nhân có điều kiện hưởng thụ văn hoá và từng bước nâng cao đời sống văn hoá tinh thần.
Cần xây dựng các câu lạc bộ lao động vừa và nhỏ ở các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp để ngày lễ, ngày nghỉ, tết, công nhân, lao động có điều kiện vui chơi, giải trí, tập nhảy, đọc sách, nghe nhạc, xem phim.
Công đoàn cơ sở cần phối hợp với chủ doanh nghiệp tạo điều kiện kinh phí và thời gian thành lập các đội văn nghệ và hoạt động thể dục thể thao hàng ngày cho công nhân, coi đây là ṇng cốt để xây dựng các chương tŕnh hội thao, hội thi văn nghệ, thể thao để tạo điều kiện cải thiện đời sống tinh thần cho công nhân, lao động.
H.V.A
Viện Công nhân – Công đoàn