Tóm tắt đề tài: “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay”
Sự ra đời của các KCN, KCX trong sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế làm gia tăng lực lượng CNLĐ trong khu vực này. Đây là lực lượng lao động còn trẻ với số lượng khoảng hơn 2 triệu người. Tuy nhiên, đội ngũ CNLĐ nơi đây cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề cần cấp bách, giải quyết, nếu không sẽ có những hệ lụy khó lường về an ninh chính trị và phát triển kinh tế.
(Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Đông, UVĐCT, Trưởng ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn LĐVN)
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sự ra đời của các KCN, KCX trong sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế làm gia tăng lực lượng CNLĐ trong khu vực này. Đây là lực lượng lao động c̣n trẻ với số lượng khoảng hơn 2 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm từ 60-80%, lao động nhập cư chiếm tỷ lệ 70%. Tuy nhiên, đội ngũ CNLĐ nơi đây cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề cần cấp bách, giải quyết, nếu không sẽ có những hệ lụy khó lường về an ninh chính trị và phát triển kinh tế.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ trong các KCN, KCX là nhằm bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng trên cơ sở nguyên lư của Chủ nghĩa Mác – Lê nin; không chỉ dừng lại ở biểu dương cái hay, phê phán cái xấu mà ở chỗ giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách trong CNLĐ các KCN, KCX.; dẫn dắt CN vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất; tập hợp, đoàn kết quần chúng CN chung quanh Đảng, suốt đời phấn đấu v́ lư tưởng của Đảng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rơ những vấn đề lư luận về giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân;
- Phân tích thực trạng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ trong các KCN, KCX hiện nay.
- Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ trong các KCN, KCX xuất hiện nay.
4. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hoá và bổ sung, phát triển lư luận về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ trong các KCN, KCX.
- Khái quát thực trạng, phát hiện những vấn đề đặt ra đối với việc đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ trong các KCN, KCX hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ trong các KCN, KCX hiện nay.
5. Một số giải pháp:
Thứ nhất, tạo sự chuyển động mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức về trách nhiệm và hoạt động chỉ đạo, phối hợp thực hiện giữa các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân.
- Đối với các cấp ủy Đảng
+ Các cấp ủy cần thấm nhuần sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trách nhiệm lănh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng GCCN nói chung và công tác giáo dục, chính trị tư tưởng cho CN nói riêng.
+ Đổi mới phương thức lănh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CN.
+ Xây dựng và kiện toàn tổ chức chính trị, chính trị - xă hội, nhất là tổ chức CĐCS trong DN theo Nghị định 98/NĐ-CP, ngày 24/10/2014 của Chính phủ quy định về việc thành lập tổ chức chính trị, chính trị - xă hội tại DN thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Đối với các cấp chính quyền:
+ Quản lư chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền.
+ Thực hiện chế độ công khai dân chủ, minh bạch trước CNLĐ những chính sách, quy định của Nhà nước, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm.
- Đối với các tổ chức đoàn thể, nhất là công đoàn:
+ Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, song song với việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng sinh hoạt các tổ chức công đoàn cơ sở trong các KCN, KCX.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ư thức tự lực, tự cường, tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên định con đường xă hội chủ nghĩa cho CN.
+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CĐCS, nhất là chủ tịch CĐCS ở DN của tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài, về bản lĩnh, tŕnh độ chính trị, hiểu biết chính sách, pháp luật lao động và kỹ năng công tác.
- Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xă hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ
+ Thực hiện tốt công tác dự báo t́nh h́nh quan hệ lao động để tham mưu kịp thời cho cấp ủy Đảng, Ban quản lư, CĐ cấp trên cơ sở xây dựng môi trường lao động hài ḥa, ổn định, phát triển, giải quyết kịp thời các cuộc ngừng việc tập thể
+ Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ bằng nhiều h́nh thức, phương pháp cả trực tiếp và gián tiếp, cả nơi làm việc và nơi lưu trú.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng GCCN nói chung và về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CN nói riêng.
Thứ hai, bổ sung cơ sở pháp lư bảo đảm cho công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân được tiến hành có hiệu quả, hiệu lực.
- Nhà nước cần quy định trong luật điều khoản cụ thể về việc chủ DN ngoài nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài phải có trách nhiệm bảo đảm quyền học tập và quyền được thông tin của CN.
- Xem xét nghiên cứu bổ sung quy định về sử dụng CN trong độ tuổi lao động ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
- Bảo đảm điều kiện về kinh phí cho công tác giáo dục chính trị cho CN hoạt động.
Thứ ba, kiện toàn bộ máy tổ chức; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân.
- Phát huy vai tṛ làm công tác tuyên truyền, giáo dục của bí thư và các đồng chí trong cấp ủy.
- Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ CĐCS.
- Đẩy mạnh nghiên cứu về xă hội học, lịch sử, văn hóa, đặc điểm tâm lư, những biến động của CN nước ta trong t́nh h́nh mới làm cơ sở đổi mới nội dung, h́nh thức, giáo dục chính trị tư tưởng cho CN.
Thứ tư, đổi mới nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng.
- Chọn lọc nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng phù hợp với nhu cầu, lợi ích, tư tưởng, t́nh cảm, nguyện vọng của từng đối tượng CNLĐ.
- Xây dựng nội dung giáo dục thống nhất, phù hợp với từng đối tượng CN.
- Kịp thời bổ sung những nhận thức mới về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thứ năm, đổi mới h́nh thức, phương pháp, phương tiện giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Phát huy có hiệu quả lợi thế của từng loại h́nh tuyên truyền, khắc phục hạn chế về ca kíp, quỹ thời gian.
- Nhận diện các “Điểm nóng” liên quan đến xung đột của CNLĐ các KCN, KCX và tập huấn phương pháp xử lư t́nh huống tại điểm nóng cho cán bộ CĐCS
- Sử dụng linh hoạt các h́nh thức tuyên truyền cổ động, trực quan.
- Củng cố và thành lập các tổ nắm bắt dư luận xă hội, lực lượng ṇng cốt trong các KCN, KCX, khu nhà trọ, nhà lưu trú, tổ CN tự quản.
- Tổng kết và nhân rộng các h́nh thức tuyên truyền, giáo dục đem lại hiệu quả cao.
- Tạo điều kiện cho CN tiếp cận sách báo, tài liệu tuyên truyền. Từng bước đổi mới nội dung, h́nh thức, chất lượng tài liệu tuyên truyền.
- Phát huy vai tṛ, sự năng động, sáng tạo của CĐ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các DN trong việc đề ra các chương tŕnh hành động, nội dung, h́nh thức sinh hoạt phù hợp nơi công tác.
- Đổi mới h́nh thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin cơ sở như bảng tin, tờ gấp, tờ rơi, pa nô, áp phích, khẩu hiệu, hệ thống loa truyền thanh nội bộ; qua sân khấu hóa, qua các cuộc thi t́m hiểu.
- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
- Gắn phong trào thi đua lao động sản xuất với phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong CNLĐ.
Thứ 6, phát huy dân chủ, nâng cao đời sống vật chất, giải quyết tốt các vấn đề tác động đến tư tưởng của công nhân lao động.
Thực hiện Quy chế dân chủ tại nơi làm việc là tác động tích cực đến nhận thức chính trị của công nhân v́ bản thân nội dung dân chủ và thực thi dân chủ là chính trị.
Các cấp ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên KCN, KCX cần nâng cao năng lực thương lượng, tranh thủ sự đồng t́nh, ủng hộ của chủ sử dụng lao đông.
Quan tâm giải quyết tốt các vấn đề tác động đến tư tưởng và chú ư đến những hành động thể hiện sự bất ổn trong tư tưởng chính trị của CN.
Nhà nước cần phải quy hoạch đầu tư ngành nghề ǵ? Lĩnh vực ǵ? Không thể thu hút đầu tư trong các ngành nghề thâm dụng lao động, đẩy mạnh thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.
Đẩy mạnh và xây dựng các chương tŕnh phục vụ CNLĐ trong các KCN, KCX như: xây dựng nhà ở cho CNLĐ đi kèm với các thiết chế văn hóa cơ sở, nhà trẻ, trường học, bệnh viện ...
6. Kiến nghị:
* Đối với Đảng:
- Kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013 nêu rơ: “Giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đảng Đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Đề án “Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và CNLĐ trong các KCN, KCX”, đến nay vẫn chưa có sự chuyển động. V́ vậy, cần có sự chỉ đạo quyết liệt để những cơ quan chức năng có liên quan thực hiện nghiêm túc Kết luận của Bộ Chính trị.
Ngày 13/2/2015, Chính phủ ban hành Quyết định số 231/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”, Đề án đă đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020:
+ Về tŕnh độ học vấn:
Vận động, tạo điều kiện để 70% công nhân lao độngtại các doanh nghiệp nói chung, 80% công nhân lao độngtại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tham gia học tập để đạt tŕnh độ trung học phổ thông.
+ Về kỹ năng nghề nghiệp:
Vận động, tạo điều kiện để 80% công nhân lao động tại các doanh nghiệp nói chung, 90% công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được đào tạo nghề (đào tạo qua trường, lớp hoặc doanh nghiệp tự đào tạo); 50% công nhân lao động được đào tạo lại, 40% công nhân lao động có tay nghề cao;
Vận động, tạo điều kiện để 50% công nhân lao động tại các doanh nghiệp nói chung, 60% công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được học tập, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học.
+ Về kiến thức chính trị, pháp luật:
Phấn đấu 70% công nhân lao động được nghiên cứu, học tập, t́m hiểu những kiến thức chính trị cơ bản; được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công nhân lao động. Tổ chức cho công nhân lao động học các chương tŕnh sơ cấp, trung cấp lư luận chính trị hoặc cao hơn phù hợp với điều kiện thực tiễn.
+ Về kỹ năng sống:
Phấn đấu 70% công nhân lao động được học tập, t́m hiểu những kiến thức cơ bản về nắm bắt thông tin, kỹ năng ḥa nhập cộng đồng, kỹ năng chăm sóc sức khỏe bản thân, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đ́nh, pḥng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xă hội;
Phấn đấu 70% nữ công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được học tập, t́m hiểu kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản, hôn nhân và gia đ́nh.
Tuy nhiên, để tiến dần đến mục tiêu chuyển đổi mô h́nh công nhân áo xanh sang công nhân áo trắng th́ cần có chỉ tiêu riêng, cụ thể hơn phấn đầu việc nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho CNLĐ, xem đây là một trong những điều kiện quan trọng nhằm tăng cường và giữ vững bản chất giai cấp công nhân trong đảng:
+ 90% lực lượng công nhân trải qua ít nhất 01 lớp lư luận chính trị phổ thông;
+ 70% lực lượng công nhân có tŕnh độ lư luận chính trị sơ cấp.
+ 45% lực lượng công nhân có tŕnh độ lư luận chính trị trung cấp.
+ 25% lực lượng công nhân có tŕnh độ lư luận cao cấp.
* Đối với Nhà nước:
- Xây dựng chiến lược từng bước tri thức hóa CN, chuyển chiến lược thu hút đầu tư bằng chính sách giá nhân công lao động rẻ sang nhân công có tri thức, có tŕnh độ, có chất lượng, thích ứng nhanh với công nghệ và điều kiện sản xuất.
- Nhà nước cần xem xét cải thiện và thực thi tốt hơn các chính sách an sinh xă hội cho CN, nhất là chính sách về lương tối thiểu, về làm thêm giờ, về bảo hiểm xă hội, về hạ tầng xă hội ở các KCN (nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa…)
- Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng uy tín, sức mạnh cho CĐ trong đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động. Giao cho CĐ chủ tŕ đề án “Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ trong các KCN, KCX”, nguồn kinh phí từ Chính phủ theo Kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013.
* Đối với công đoàn:
- Tham mưu với các cơ quan chức năng của Đảng (Ban Tuyên giáo các cấp, hệ thống các trường chính trị…) biên soạn đề cương học tập riêng cho CNLĐ, nội dung chương tŕnh học tập ngắn gọn hơn, cho phép áp dụng các h́nh thức tổ chức lớp linh hoạt hơn với những nơi không có điều kiện thuận lợi.
- Ban hành Chỉ thị của Đoàn Chủ tịch về “Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong đoàn viên, công nhân lao động trong các loại h́nhdoanh nghiệp”. Xây dựng Chương tŕnh phát triển đảng viên trong CNLĐ theo Điều 4, Điều lệ Đảng khóa XI.
* Đối với doanh nghiệp:
Có kế hoạch nâng cao nhận thức cho CN, làm cho CN nhận thức và hành động theo hướng sự thành công của DN liên quan trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của CN. Có cơ chế, chính sách khuyến khích CN phát triển bản thân trong DN, gắn bó lâu dài với DN. Tạo điều kiện để CN cải thiện thu nhập và cuộc sống, ứng phó tốt hơn với các biến động của thị trường và nền kinh tế thị trường luôn biến đổi; nâng cao mức độ hài ḷng của CN với nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện cho CĐ phát triển và hoạt động đúng luật.
* Đối với công nhân:
- Cố gắng khắc phục điểm yếu của CN Việt Nam hạn chế về tay nghề và kỷ luật lao động. Gắn bó với DN, v́ lợi ích chung, đặc biệt là lợi ích của bản thân mà không ngừng nâng cao tay nghề và h́nh thành một phong cách lao động công nghiệp, có kỷ luật. Muốn có thu nhập cao hơn phải có tay nghề, học vấn cao hơn và phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn.
- Chủ động ứng phó với thay đổi của kinh tế thị trường và các rủi ro trong công việc và cuộc sống.